Thông tư 20 về ô tô hết hạn, lối nào cho các doanh nghiệp ô tô tại Việt Nam
Nếu ai quan tâm đến lĩnh vực nhập khẩu ôtô chắc đều không thể quên được Thông tư 20 mà Bộ Công Thương đã ban hành 5 năm trước. Đây chính là “án tử” đối với các doanh nghiệp, các showroom nhập xe không chính hãng.
Thông tư 20 về ô tô hết hạn, lối nào cho các doanh nghiệp ô tô tại Việt Nam: Cụ thể, các nhà nhập khẩu ôtô muốn hoạt động kinh doanh hợp pháp nhất thiết phải có 2 loại giấy tờ. Một là giấy chỉ định hoặc giấy ủy quyền là nhà nhập khẩu, nhà phân phối của chính hãng sản xuất, kinh doanh loại ôtô đó hoặc hợp đồng đại lý của chính hãng sản xuất, kinh doanh loại ôtô đó đã được cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài hợp pháp hoá lãnh sự theo quy định của pháp luật. Hai là giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ôtô đủ điều kiện do Bộ Giao thông Vận tải cấp.
Thông tư 20 về ô tô hết hạn
Nếu ai quan tâm đến lĩnh vực nhập khẩu ôtô chắc đều không thể quên được Thông tư 20 mà Bộ Công Thương đã ban hành 5 năm trước. Đây chính là “án tử” đối với các doanh nghiệp, các showroom nhập xe không chính hãng.
Nói là “án tử” bởi ngay sau khi Thông tư 20 có hiệu lực nhiều doanh nghiệp, nhà nhập khẩu xe hơi không chính hãng đã phải giải tán, hoặc chuyển qua kinh doanh xe cũ do không đáp ứng được các yêu cầu trong quy định bổ sung thủ tục nhập khẩu xe ôtô chở người loại từ 9 chỗ ngồi trở xuống.
Thông tư 20 – “án tử” đối với các doanh nghiệp, các showroom nhập xe không chính hãng sé hết hiệu lực vào ngày mai (1/7)
Cụ thể, các nhà nhập khẩu ôtô muốn hoạt động kinh doanh hợp pháp nhất thiết phải có 2 loại giấy tờ. Một là giấy chỉ định hoặc giấy ủy quyền là nhà nhập khẩu, nhà phân phối của chính hãng sản xuất, kinh doanh loại ôtô đó hoặc hợp đồng đại lý của chính hãng sản xuất, kinh doanh loại ôtô đó đã được cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài hợp pháp hoá lãnh sự theo quy định của pháp luật. Hai là giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ôtô đủ điều kiện do Bộ Giao thông Vận tải cấp.
Như vậy, mấu chốt của Thông tư 20 chính là siết chặt hoạt động nhập khẩu ôtô nguyên chiếc (CBU), đòi hỏi các doanh nghiệp phải là nhà nhập khẩu chính hãng và bắt buộc đảm bảo các vấn đề liên doanh đến sau bán hàng như chế độ bảo hành, bảo dưỡng theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất.
Sở dĩ Thông tư 20 ra đời đi kèm yêu cầu về 2 loại giấy tờ nói trên là nhằm hạn chế hiện tượng nhập khẩu ồ ạt các loại ôtô nguyên chiếc mà không đảm bảo được các quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng. Suy cho cùng, Thông tư này ra đời là vì người tiêu dùng chứ không phải vì một nhóm lợi ích nào đó như nhiều người vẫn lầm tưởng.
Tuy nhiên, theo Luật đầu tư số 67/2014/QH13, Thông tư 20 sẽ tự động hết hiệu lực kể từ ngày mai 1/7/2016, sau thời gian tồn tại khoảng 5 năm (kể từ ngày 26/6/2011). Điều này khiến các nhà nhập khẩu chính hãng “không thể ngồi yên” bởi nếu Thông tư 20 “hết thiêng”, họ sẽ bị mất lợi thế cạnh tranh khi trước đó muốn là nhập khẩu chính hãng, họ phải đầu tư lớn từ hạ tầng (showroom, xưởng dịch vụ và các trang thiết bị) đến các dịch vụ bán hàng và sau bán hàng. Trong khi đó, các doanh nghiệp khác chỉ cần nhập khẩu xe từ một thị trường ngoài nước nào đó để bán trao tay đến người tiêu dùng.
Kiến nghị giữ lại thông tư 20 về ô tô?
Trước thời điểm Thông tư 20 hết hiệu lực, một loạt các nhà nhập khẩu và phân phối ôtô chính hãng, Hiệp hội Các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA), Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (Euro Cham), Hiệp hội Doanh nghiệp Đức tại Việt Nam (GBA), Phòng Thương mại và Công nghiệp Đức tại Việt Nam và Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) đã gửi công văn kiến nghị lên Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.
Tất cả các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp này hầu hết đều bày tỏ các mối lo ngại cùng những hệ lụy liên quan đến ngành công nghiệp ôtô, thị trường ôtô, tình trạng gian lận thương mại trong lĩnh vực nhập khẩu ôtô, thất thu thuế liên quan đến mặt hàng ôtô và đặc biệt là quyền lợi của người tiêu dùng trong nước.
Các đơn vị nhập khẩu chính hãng đều có công văn kiến nghị nên duy trì Thông tư 20 hoặc sớm ban hành Nghị định Chính phủ thay thế
Cụ thể, trong văn bản số 062700/2016/VAMA ngày 27/6/2016, Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô (VAMA) cho biết họ lo lắng về những tác động tiêu cực tới quyền lợi người tiêu dùng, tới việc đảm bảo an toàn giao thông và bảo vệ môi trường nếu Chính phủ không kịp thời có các biện pháp thay thế áp dụng từ ngày 1/7 khi Thông tư 20 hết hiệu lực.
Theo VAMA, việc đảm bảo chất lượng xe và dịch vụ khách hàng, các chiến dịch triệu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ… sẽ có thể bị bỏ ngỏ nếu Thông tư 20 hết hiệu lực nhưng không có văn bản thay thế và nhà nhập khẩu không chính hãng có thể dừng hoạt động bất kỳ lúc nào. VAMA cũng lo ngại các nhà nhập khẩu không chính hãng trốn thuế bằng việc khai giá mua xe/bán xe thấp hơn thực tế và thanh toán bất hợp pháp ra nước ngoài như tình trạng đã xảy ra trước khi Thông tư 20 có hiệu lực.
Một thành viên trong VAMA là Trường Hải (Thaco) – đơn vị vừa lắp ráp vừa nhập khẩu các thương hiệu xe như Mazda, Peugeot, Kia cho rằng: “Các doanh nghiệp nhỏ nhập khẩu không chính ngạch phải mua giá cao, chi phí cao nên phải khai giá trị trên hợp đồng và tờ khai hải quan thấp hơn giá mua thật để đóng thuế thấp và số tiền chênh lệch phải chuyển ngân lậu, phải mua ngoại tệ từ thị trường chợ đen gây ra gian lận thương mại và gây bất ổn thị trường ngoại tệ”.
Ảnh hưởng lớn nhất có lẽ là khối doanh nghiệp nhập khẩu chính hãng. Dù kinh doanh cùng mặt hàng ôtô CBU song khối doanh nghiệp này luôn phải thực hiện đầy đủ các tiêu chuẩn được các nhà sản xuất chính hãng áp dụng trên thị trường toàn cầu. Đó chính là điểm khiến họ cảm thấy mất công bằng nhất khi cạnh tranh trên thị trường.
Theo văn bản số 01/062016/VIVA, Đại diện các nhà nhập khẩu ôtô chính hãng tại Việt Nam đưa ra quan điểm: “Trong 5 năm qua, Thông tư 20 đã góp phần đảm bảo được 7 vấn đề quan trọng liên quan đến mặt hàng và thị trường ôtô CBU, bao gồm: chế độ bảo hành, bảo dưỡng chính hãng; linh kiện, phụ tùng chính hãng và đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật; liên tục tiếp thu và cập nhật các kỹ thuật tiên tiến trên thế giới; đảm bảo hoạt động triệu hồi sản phẩm trong trường hợp xe có lỗi do nhà sản xuất; đảm bảo hạ tầng, cơ sở vật chất và thiết bị theo tiêu chuẩn chính hãng; thu hút đầu tư bền vững và lâu dài trong lĩnh vực kinh doanh và sản xuất ôtô; hạn chế tình trạng gian lận thương mại và góp phần đảm bảo nguồn thu thuế liên quan đến mặt hàng ôtô nhập khẩu”.
Vì lẽ đó mà đại diện khối doanh nghiệp này cùng hàng loạt các đơn vị nhập khẩu chính hãng cụ thể khác như BMW, Renault, Maserati, Audi, Rolls-Royce, Subaru… đều có công văn kiến nghị nên duy trì Thông tư 20 hoặc sớm ban hành Nghị định Chính phủ thay thế.
Ngay sau khi những thông tin về Hội nghị được công bố, hàng loạt các bên liên quan đã bày tỏ quan điểm riêng của mình. Đại diện VIVA (Ông Laurent Genet); đại diện VAMA (Ông Yoshihisa Maruta), Đại diện Thaco Trường Hải (Ông Trần Bá Dương)… đồng loạt gửi kiến nghị lên Thủ tướng Chính phủ và các Bộ ngành về các vấn đề liên quan đến Thông tư 20.
Nội dung chính trong các kiến nghị đều bày tỏ sự ủng hộ về việc đưa Thông tư 20 lên thành Nghị định, giữ nguyên hiệu lực thi hành của Thông tư này. Đồng quan điểm trên, còn có sự tham gia ủng hộ từ phía Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham), Hiệp hội doanh nghiệp Đức (GBA), Phòng thương mại và công nghiệp Đức tại Việt Nam (GIC/AK), Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF)… cũng gửi đề xuất lên Chính phủ, với mong muốn tiếp tục giữ hiệu lực của Thông tư 20.
Leave a Reply