Ưu nhược điểm của 3 loại xe tay côn, xe tay ga và xe số

Đa số chúng ta, ai mà ít rành về xe máy chắc chỉ nghĩ rằng xe số thì phải vô số, xe tay ga tự động còn xe tay côn thì lúc nào cũng phải bóp côn, cùng tham khảo để hiểu kỹ hơn về từng loại.

Ưu nhược điểm của 3 loại xe tay côn, xe tay ga và xe số: Mỗi dòng xe có một ưu nhược điểm khác nhau như xe số thì vận chuyển linh hoạt trong quá trình đi lại do thiết kế nhỏ, gọn. Xe ga thì dễ sử dụng chỉ mỗi vặn tay ga, còn xe côn thì rất thuận tiện trong có chuyến du lịch, phượt…nhưng đó là ưu điểm nổi bật còn các ưu điểm cũng như các khuyết điểm khác như thế nào cụ thể được Danhgiaxe.net gửi đến các bạn bài viết sau.

Ưu nhược điểm của 3 loại xe tay côn, xe tay ga và xe số
17uu nhuoc diem cua 3 loai xe tay con xe so va xe tay ga Ưu nhược điểm của 3 loại xe tay côn, xe tay ga và xe số
Đa số chúng ta, ai mà ít rành về xe máy chắc chỉ nghĩ rằng xe số thì phải vô số, xe tay ga tự động còn xe tay côn thì lúc nào cũng phải bóp côn, cùng tham khảo để hiểu kỹ hơn về từng loại.

1. Xe số

Ưu nhược điểm của 3 loại xe tay côn, xe tay ga và xe số

Ưu điểm:

– Vận chuyển linh hoạt hơn do xe được thiết kế nhỏ gọn

– Dễ dàng sử dụng cho những người mới biết chạy xe máy.

– Giá rẻ so với mặt bằng chung và phù hợp với đại đa số người dùng Việt.

– Dễ sửa chữa hơn các dòng xe tay ga và xe côn

– Ít hao xăng

Nhược điểm:

– Cốp xe nhỏ.

– Kiểu dáng dù đa dạng nhưng khá đơn giản trong thiết kế.

– Xe số thường hay hư hỏng vặt.

– Đi đường ở mấy thành phố hay kẹt xe và nhiều đèn đỏ như Sài Gòn thì hơi mệt, vì cứ mỗi lần dừng đèn đỏ lại phải vô số lại.

2. Xe tay ga
Xem thêm: 10 mẫu xe tay ga cho nữ tốt nhất 2016 tầm giá 40 triệu đồng

Ưu điểm:

– Kiểu dáng đẹp và đa dạng, thiết kế đúng xu hướng hiện đại và có những mẫu xe dành riêng cho những người yêu thích thời trang.

– Điều khiển rất dễ dàng. Chỉ cần đề xe rồi lên ga ngay, chả cần biết vào số này nọ là gì.

– Cốp xe thường rất rộng, có thể để được nhiều đổ.

– Nhiều thiết kế xe như Attila, Lead, Vespa thì có hẳn chỗ để chân rất thuận tiện, để đồ cũng được, cho con đứng đó cũng hay và không sợ bị mưa tạt bẩn chân.

Nhược điểm:

– Giá hơi chát so với nhiều người Việt, tuy nhiên cũng có một số mẫu chỉ đắt hơn xe số một chút.

– Xe khá ì khi đề ba và điều đó cũng tương đương với việc đốt nhiên liệu một cách…”kinh khủng”.

– Đa số các mẫu xe ga dành riêng cho nữ giới, ít mẫu cho nam.

– Hao xăng hơn xe số nhiều.

– Khó bảo dưỡng hơn xe số.

3. Xe tay côn
Xem thêm: Đánh giá chi tiết Exciter 2016 chi tiết hình ảnh, giá bán

Ưu nhược điểm của 3 loại xe tay côn, xe tay ga và xe số

Ưu điểm:

– Làm chủ được vận tốc, cảm giác điều khiển xe rất chắc chắn.

– Ít hao xăng.

– Tăng tốc nhanh và tốc độ tối đa tăng thêm khi làm côn tay.

– Vô số rất linh hoạt.

– Chuyên dụng để đi xa.

Nhược điểm:

– Khi chạy phải dùng cả 2 tay. Bóp côn mỏi tay, nhất là khi đi trong chợ,hoặc chạy chậm trên đường nhiều vật cản.

– Hơi khó chạy và kiểu dáng cũng không phù hợp với nữ giới Việt Nam.

– Nếu bạn đi chưa rành thì chắc chắn bạn sẽ đau khổ vì vấn đề dễ tắt máy của xe tay côn.

– Không đa dạng như xe số và xe tay ga.

đề ba là gì

ý kiến bạn đọc.

Bạn onamiowada: “Đề pa” là cách nói từ thời Pháp thuộc, chắc có nguồn gốc tiếng Pháp.
Có nghĩa là Starter – đề nổ xe ô tô/xe máy thôi.
Chắc chỉ có mấy ông thầy dạy lái già mới hay nói: “Đề pa lên dốc” – khi nói đến 1 bài tập quan trọng của dân lái xe.

Bạn Anxiety: Tiếng Pháp là départ /depa?/, tương đương nghĩa chữ departure / start của tiếng Anh. Là xuất phát, bắt đầu. Xe máy ngày xưa có xe phải đạp máy, còn xe xịn hơn chút thì có nút đề-pa, nhấn vào mà máy nổ. Xe bây giờ xe nào cũng có nút này rồi.
Còn xe mới mua thì (như các loại máy móc khác) luôn có thời gian ”chạy thử”. Việc chạy thử này gọi là ”chạy rô-đa”, từ chữ rodage /?”da’/ của tiếng Pháp. Khi chạy thử thì không được sử dụng 100% công suất của máy ngay lập tức, mà phải tập cho máy quen với việc hoạt động.

Cùng Danh Mục :

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>