Giới hạn đến tốc độ an toàn khi lái xe

Tốc độ cao rất nguy hiểm, nhưng an toàn không phải lúc nào cũng là đi chậm do có thể gây khó chịu cho người khác.

có nghĩa rằng nó phù hợp với điều kiện nơi mà chiếc xe đang di chuyển. Vận tốc ghi trên biển hạn chế tốc độ là vận tốc lớn nhất trong điều kiện lý tưởng, vì thế hãy chọn tốc độ thấp hơn nếu điều kiện không lý tưởng, ví như: đường trơn, hoặc tầm quan sát bị hạn chế.

Trừ khi có hướng dẫn khác, nếu không hãy duy trì vận tốc dưới 50 km/h khi đi trong phố, dưới 80 km/h ngoài đô thị, và dưới 20 km/h trong ngõ hẹp.

Đi đều ga

Duy trì tốc độ ổn định, sử dụng uyển chuyển chân ga, phanh. Phanh gấp không tốt cho cả người ngồi và chính chiếc xe, đôi khi còn là nguyên nhân khiến xe sau đâm đuôi.

Kiem soat toc do 490 Giới hạn đến tốc độ an toàn khi lái xe

Chuẩn bị tâm thế khi quan sát thấy mối nguy hiểm, nhả ga chuyển sang chân phanh nhưng chưa đạp. Thao tác này giúp xe chậm lại và tài xế phản ứng nhanh hơn khi muốn dừng, loại bỏ nguy cơ đạp nhầm chân ga.

Để duy trì tốc độ trơn tru, tài xế cần phán đoán trước những gì sẽ xảy ra. Ngay khi nhận thấy dấu hiệu cần phải dừng xe, hãy bắt đầu các thao tác giảm tốc. Liếc mắt quan sát trước, sau, rà phanh từ tốn.

Các nhân tố cần lưu khí khí kiểm soát tốc độ

Lực bám: lực bám được tạo ra tại khu vực tiếp xúc giữa lốp và mặt đường. Mặt đường trơn, có cát, lốp mòn, áp suất quá cao hoặc quá thấp dễ làm lốp mất khả năng bám đường. Hãy giảm tốc độ khi nhận thấy độ bám đường giảm.

Lực quán tính: một số tình huống người ngồi trong xe hoặc chính chiếc xe vẫn tiếp tục lao về phía trước. Đạp phanh, quán tính của xe cố giữ nó tiếp tục đi thẳng. Trong lúc cua, quán tính có xu hướng lái xe theo đường thẳng. Chạy càng nhanh, lực quán tính càng lớn.

Trọng lực: Đây là yếu tố khiến xe giảm tốc khi leo dốc, hoặc tăng tốc khi đổ đèo. Nhớ rằng điều này rất quan trọng khi bạn xuống dốc bởi xe cần quãng đường dài hơn để dừng.

Trọng tâm: ôtô được thiết kế theo nguyên tắc giống nhau: trọng tâm đủ thấp để xe cân băng trên trên dốc, hoặc đi mặt đường không bằng phẳng. Tuy nhiên trên một số dòng xe như: SUV, xe bán tải… thường có trọng tâm hơn xe sedan. Trọng tâm càng cao, độ ổn định càng thấp khi đi trên đường không bằng phảng, hoặc cua ở tốc độ cao.

Kiểm soát tốc độ cua

32232 Giới hạn đến tốc độ an toàn khi lái xe

Trước khi cua hãy giảm tốc để không phải sử dụng phanh. Khi xe tới giữa khúc cua, bắt đầu đánh lái thẳng và tăng tốc để thoát cua.

Khi cua, quán tính của xe khiến có xu hướng giữ nó đi thẳng, trong khi lực bám của lốp lại bám theo qũy đạo đường. Chạy càng nhanh, lực tỳ lên lốp trước phía ngoài càng lớn. Nếu quá nhanh, quán tính sẽ làm xe văng khỏi đường. Nếu phanh, bánh có thể trượt. Mức độ xấu tăng lên khi đường trơn hoặc không bằng phẳng. Cách tốt nhất là trước khi vào cua giảm tốc tới mức không phải phanh xe khi trong khúc cua.

Sử dụng số

Nếu lái xe số sàn, về đi số thấp là một phương án kiểm soát vận tốc khi đổ đèo. Tài xế cần phối kết hợp nhiều động tác (đạp ga, côn và chuyển số) uyển chuyển để vận tốc thay đổi trơn tru.

Theo Bảo Sơn (Vnexpress)

Cùng Danh Mục :

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>