Kinh nghiệm lái xe trên bùn lầy

Một nguyên tắc khi gặp các địa hình lạ là bạn cần phải xuống đi bộ qua để kiểm tra TRƯỚC KHI lái xe trên các địa hình này. Tuy nhiên, chẳng mấy khi người lái xe chịu lội xuống bùn để kiểm tra và đó là lý do chiếc xe hai cầu của bạn có thể dễ dàng bị hư hại bởi các chướng ngại vật ngầm dưới bùn như đá tảng, khúc gỗ. Nếu có thể, bạn nên dùng que/gậy để kiểm tra độ sâu của vũng bùn và các chướng ngại vật.

Quy trình lái xe trên bùn lầy

– Gài cầu trước khi bạn đi vào bùn, khóa vi sai trung tâm và bộ gài cầu trước (nếu có). Đối với các xe có khóa vi sai cho cầu trước và sau, bạn cần khóa vi sai cầu sau và mở vi sai cầu trước để có thể lái xe đúng hướng.

– Lựa chọn số thích hợp trước khi đi vào vũng bùn. Đối với các xe có động cơ lớn (trên 2.0L) thì có thể dùng số 1 ở chế độ 4H hoặc số 3 ở chế độ 4L. các xe có động cơ nhỏ hơn (dưới 2.0L) có thể dùng số hai ở chế độ 4L. Số càng thấp thì khả năng trượt bánh càng cao, nhưng nếu dùng số cao hơn thì bạn lại có thể phải chuyển số thấp và sẽ bị mất đà.

thumb2 Kinh nghiệm lái xe trên bùn lầy

– Nếu bị trượt bánh, bạn cần giảm ga ngay một cách nhẹ nhàng. Khi bạn bỏ hẳn chân ga, xe của bạn sẽ giảm tốc nhanh quá và do đó khi bạn tăng ga trở lại thì bánh xe dễ bị trượt hơn. Vì thế, bạn cần cân đối giữa việc giảm ga nhẹ nhàng khi bị trượt bánh và tăng ga nhẹ nhàng khi bánh hết bị trượt.

– Nếu xe bị xoay ngang, bạn cần nhả chân ga và lái xe theo hướng bị xoay để lấy lại hướng.

– Bạn cần tránh các động tác đột ngột, nên điều khiển xe nhẹ nhàng và giữ tay lái thẳng nếu có thể.

– Đối với bùn cứng, bạn có thể đánh tay lái nhẹ sang hai bên khi tiến lên, như vậy thành lốp sẽ bám vào bùn và tăng thêm độ bám cho lốp xe.

– Nếu xe của bạn sử dụng các loại lốp AT (All Terrain – Mọi địa hình) và HT (Hard Terrain – Địa hình cứng) có các rãnh lốp nông thì lốp rất dễ bị bùn dính chặt vào gây mất độ bám đường. Vì thế, bạn cần lái xe qua vũng bùn với tốc độ cao và để cho lốp trượt và xoay tự do, khi đó bùn sẽ bị văng ra theo lực ly tâm. Bạn cần kiểm tra xem có chướng ngại vật ngầm dưới bùn hay không để tránh đâm vào chúng ở tốc độ cao.

DSC 092211 Kinh nghiệm lái xe trên bùn lầy

– Nếu bánh xe vẫn bị trượt và xe giảm dần tốc độ thì xe của bạn sắp bị kẹt ở vũng bùn rồi. Đừng hốt hoảng và tăng ga, thay vào đó bạn nên giảm ga nhẹ nhàng và để xe tự dừng lại. Như vậy, bánh xe của bạn sẽ không đào sâu thêm vào bùn và việc kéo xe ra khỏi vũng bùn sẽ dễ dàng hơn.

– Tình huống sa lầy phổ biến nhất là hai bánh cùng một bên bị rơi xuống rãnh ở ven đường đất. Các rãnh ở hai bên đường này bị nước xói mòn nên rất sâu và chứa đầy bùn đất nhão. Bạn nên giữ cho xe ở chính giữa đường để tránh bị tụt bánh xuống rãnh.

– Khi bị tụt hai bánh ở cùng 1 bên xuống rãnh, nếu xe của bạn không có khóa vi sai cầu thì hai bánh bị rơi xuống rãnh sẽ quay tự do, còn hai bánh ở trên mặt đường sẽ không nhận được một tí lực nào cả. Bạn có thể thử vừa đạp ga vừa đạp phanh nhẹ để tạo lực cản lên hai bánh đang quay tự do và chuyển một phần lực sang hai bánh trên mặt đường.

Lái xe xuống dốc có bùn trơn trượt

– Bạn có thể dùng số 1/2 ở chế độ 4L tùy theo độ dốc, không chạm vào chân côn/phanh/ga và để xe tự đi xuống với tốc độ chậm. Việc gài cầu trước khi xuống dốc giúp bạn sẵn sàng đối phó với các tình huống xấu nhất.

– Nếu cần phanh xe khi xuống dốc, bạn không nên đạp và giữ chân phanh để tránh bị khóa cứng bánh và gây trượt bánh dẫn đến mất lái. Thay vào đó, bạn nên đạp phanh từng đợt ngắn và dứt khoá.

Nam Vũ (theo PLXH)

Cùng Danh Mục :

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>